vienko

Font Size

SCREEN

Profile

Layout

Menu Style

Cpanel

Tam Thăng bứt phá cùng Chu Lai

(QNO) - Khởi động cho sự hiện diện của Khu kinh tế mở Chu Lai trên đất Tam Kỳ là "làn sóng" đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào Khu công nghiệp Tam Thăng. Nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên đang lấp đầy diện tích quy hoạch, không ít tập đoàn kinh tế lớn vào đầu tư đã biến Tam Thăng trở thành vùng đất phát triển công nghiệp năng động của tỉnh.

  

Đã rời cương vị Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Chu Lai (CIZIDCO), nhưng sự đóng góp của ông Nguyễn Văn Chúng cả trong quá khứ và những kinh nghiệm cho tương lai luôn được trân quý. Theo như lời ông Chúng, Chu Lai thành lập và phát triển được hơn 10 năm, TP.Tam Kỳ cũng nằm trong vệt phát triển của Khu Kinh tế mở (KTM) Chu Lai, nhưng hơn 10 năm vẫn chưa có gì của KTM ở Tam Kỳ.

Vậy là năm 2014, Tam Kỳ đã có ý kiến đối với việc phát triển một KCN xứng tầm, để Khu KTM Chu Lai thực sự phát triển như quy hoạch ban đầu. Sau đó Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tin tương giao nhiệm vụ cho CIZIDCO.

 Khu xử lý nước thải Panko

Một chi tiết "đột phá" của KCN Tam Thăng mà hôm nay ông Chúng mới kể, đó là dự án của KCN Tam Thăng quy định nhà đầu tư phải đóng tiền thuê hạ tầng, đất đai trong KCN là 15 USD/m2 trong năm đầu tiên, nhưng khi ông làm việc với vị Chủ tịch Tập đoàn Panko, ông ấy nói rằng nếu Panko đầu tư vào Tam Thăng thì giá thuê là 5 USD/m2.

Đổi lại, Panko sẽ ứng trước nguồn tiền thuê đất để bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng KCN, đồng thời đầu tư nhà máy xử lý nước thải KCN. Ông Chúng không dám quyết định, xin ý kiến của tỉnh. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã giao trách nhiệm cho ông với tư cách là chủ đầu tư thì hoàn toàn có quyền quyết định.

 
"Lúc ấy, tôi phải đấu tranh tư tưởng, tính toán thiệt hơn đủ đường. Sau nhiều đêm suy nghĩ, HĐTV công ty đã thống nhất đồng ý với dự án của Panko, bởi nếu tính kỹ thì cái được nhiều hơn. Panko vào thì sẽ có tiền để thực hiện việc đầu tư đồng bộ hạ tầng KCN, các dự án phụ trợ của Panko cũng sẽ vào KCN. Nhà máy xử lý nước thải do Panko đầu tư cũng là trước nay chưa có tiền lệ, bởi chưa có nhà đầu tư thứ cấp nào đi đầu tư nhà máy xử lý nước thải KCN cả, mà đây là trách nhiệm của chủ đầu tư hạ tầng KCN. Thế nên, quyết định đồng ý với giá thuê đất của Panko trong năm đầu tiên đã cho kết quả mỹ mãn như hôm nay. Giá thuê đất đã tăng qua từng năm, đến nay đã là 40 USD/m2". (Ông Nguyễn Văn Chúng – Nguyên Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Chu Lai)

[VIDEO] - Toàn cảnh KCN Tam Thăng: 

VIDEO HỒ QUÂN

 Nhiều dự án chiến lược đã đầu tư tại KCN Tam ThăngNhiều dự án chiến lược đã đầu tư tại KCN Tam Thăng

Panko tiến hành đầu tư tại Khu công nghiệp (KCN) Tam Thăng trong Khu kinh tế mở Chu Lai vào năm 2015, bắt đầu đi vào hoạt động chính thức vào năm 2016. Có nhiều lý do để Panko quyết định đầu tư vào KCN Tam Thăng như xem xét về tính thị trường, năng suất lao động, thời gian và chi phí đầu tư, vị trí địa lý…

Và họ đã đến với suy nghĩ rằng so với khu vực miền Bắc, miền Nam đã có nhiều KCN thì lựa chọn khu vực miền Trung làm địa điểm để đầu tư là hợp lý nhất, để có thể phát triển doanh nghiệp (DN).

 

[VIDEO] - Hoạt động sản xuất của Công ty TNHH Panko Tam Thăng: 

Ông Han Chul Joon chia sẻ, Panko đã và đang hoạt động một cách ổn định theo luật pháp Việt Nam để duy trì việc làm cho 7.000 người lao động. Ngoài ra, Panko luôn muốn đồng hành với địa phương trong việc hỗ trợ xã hội.

Cụ thể, liên tục trong vòng 6 năm qua, doanh nghiệp này thông qua Hội Khuyến học TP.Tam Kỳ hỗ trợ học bổng cho khoảng 400 học sinh; hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn thiệt hại do bão lũ. Những hoạt động xã hội này sẽ được PanKo tiếp tục duy trì trong tương lai để góp phần vào công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

 Tam Thăng bây giờ là vùng đất phát triển công nghiệp năng động

Trong khi đó với ông Park Chan - Tổng Giám đốc Công ty Hyosung, Tam Thăng là nơi hội đủ điều kiện để Hyosung thực hiện những kế hoạch đầu tư dài hạn. Đó là sự hỗ trợ tích cực của chính quyền tỉnh Quảng Nam về giá thuê đất, cơ sở hạ tầng, giao thông thuận tiện, nguồn khí đốt tự nhiên cần thiết cho sản xuất và nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao…, 

 

Thông tin từ Hyosung, UBND tỉnh Quảng Nam luôn lắng nghe những khó khăn của các DN đầu tư và sẽ trực tiếp liên hệ với Trung ương cũng như với các tổ chức cấp dưới để đưa ra giải pháp và đốc thúc thực thi các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng. Đặc biệt, Hyosung đã phối hợp với chủ đầu tư KCN Tam Thăng là CIZIDCO để khẩn trương thực hiện các thủ tục đầu tư liên quan như cấp phép, bồi thường và giải phóng mặt bằng cho KCN Tam Thăng mở rộng.

Bản đồ ranh giới KCN Tam Thăng mở rộngBản đồ ranh giới KCN Tam Thăng mở rộng

Với các nhà máy đã vận hành là nhà máy sản xuất vải mành, sản xuất vải túi khí, Hyosung đã tạo ra việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 700 lao động trực tiếp tại nhà máy với mức thu nhập bình quân 11 triệu đồng/người/tháng, và hàng trăm lao động gián tiếp khác từ các doanh nghiệp thứ cấp cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho Hyosung.

 Các nhà máy, xí nghiệp mọc lên đã giải quyết đáng kể lực lượng lao động tại chỗ

Đáng chú ý, tháng 10/2018, Tập đoàn Hyosung đã ký thỏa thuận về việc đầu tư dự án quy mô hơn 1 tỷ USD với tỉnh Quảng Nam và quyết định thuê thêm 80ha đất. KCN Tam Thăng mở rộng đang được phát triển để cung cấp quỹ đất cho kế hoạch đầu tư này của Hyosung.

Hyosung ký trước thỏa thuận thuê đất 41ha, mở rộng nhà máy sản xuất vải mành hiện hữu, đồng thời đang lên kế hoạch và sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như sản xuất sợi thép. Với chiến lược đầu tư, đầu tư phát triển của mình, Hyosung nỗ lực để trở thành một doanh nghiệp dựa trên sự hỗ trợ hết mình và tích cực từ UBND tỉnh và các cơ quan hữu quan. 

  

Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050, trong đó KCN Tam Thăng mở rộng thuộc phạm vi quy hoạch KCN Tam Thăng với quy mô diện tích 800ha. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN này sẽ do CIZIDCO làm chủ đầu tư, được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 128/QĐ-TTg ngày 24/1/2022 với diện tích 248,9ha thuộc xã Bình Nam (Thăng Bình).

 Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường kiểm tra dự án KCN Tam Thăng mở rộng. 

KCN Tam Thăng mở rộng đang khởi động với dự án đầu tiên của Hyosung có vốn đầu tư lên đến 1,3 tỷ USD. Qua đó tạo sự khớp nối KCN Tam Thăng thành một dải nối liền Tam Kỳ - Thăng Bình trong chuỗi phát triển của Khu KTM Chu Lai và khoảng 19 nghìn người được giải quyết việc làm ở KCN Bắc Chu Lai và KCN Tam Thăng.