vienko

Font Size

SCREEN

Profile

Layout

Menu Style

Cpanel

Khu công nghiệp Bắc Chu Lai - hướng đến một môi trường đầu tư thân thiện và phát triển bền vững.!.

Khu công nghiệp Bắc Chu Lai (KCN ) là một trong 4 KCN của Khu kinh tế mở Chu Lai, nằm trong Quy hoạch tổng thể được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại Quyết định 43/2004/QĐ-TTg ngày 23/03/2004, được Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích: 357ha..  

Nằm ở phía Tây xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, KCN Bắc Chu Lai có lợi thế về giao thông cả đường bộ, đường sắt, đường biển và hàng không: có đường Quốc lộ IA và đường sắt Bắc Nam đi ngang qua, cách ga An Tân 2km về phía Bắc, cách cảng Kỳ Hà về phía Tây 11km, cách cảng hàng không Chu Lai 8km về hướng Đông Nam.

        Dự án đầu tư hạ tầng KCN do Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai làm chủ đầu tư, và giao cho Công ty Phát triển hạ tầng KCN Chu Lai (CIZIDCO) quản lý, đầu tư, khai thác. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN giai đoạn 1 cơ bản đã được đầu tư  hoàn chỉnh. Diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê giai đoạn1:142 ha, diện tích đất đã cho thuê: 100ha, tỷ lệ lấp đầy 70%.

       Nhờ có lợi thế về vị trí và những ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ và UBND tỉnh Quảng Nam, 5 năm qua KCN đã thu hút 14 Doanh nghiệp với 15 dự án đăng ký đầu tư đã được cấp phép, tổng vốn đăng ký :178 triệu USD, vốn đã thực hiện trên 90 triệu USD. Có 3 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài; 3 dự án liên doanh; 9 dự án đầu tư trong nước. Trong số các dự án đầu tư tại KCN có một số dự án tương đối lớn: nhà máy kính nổi Chu Lai công suất 700 tấn /ngày, vốn đầu t­ trên 80 triệu USD, nhà máy gạch men Anh Em 15 triệu m2/năm, vốn đầu tư­­ gần 30 triệu USD, nhà máy chế biến sâu sa khoáng Titan: 15 triệu USD, nhà máy điện tử CCI Việt Nam: 12 triệu USD, nhà máy kính Phư­ớc Toàn 10 triệu USD. 

         Đã có 7 nhà máy đã đi vào hoạt động: nhà máy sản xuất hàng điện tử của Công ty TNHH CCI Việt Nam, nhà máy sản xuất hóa chất vật liệu xây dựng của Công ty TNHH Mapei, nhà máy may xuất khẩu của Công ty liên doanh Dacotex-Hải âu xanh, nhà máy sản xuất các sản phẩm kim loại của Công ty TNHH Việt Khánh, nhà máy chế biến nguyên liệu giấy của Công ty liên doanh trồng và chế biến nguyên liệu Giấy xuất khẩu Quảng Nam, nhà máy sản xuất  gạch Ceramic của Công ty cổ phần Gạch men Anh Em, nhà máy sản xuất bao bì, nệm mút của Công ty cổ phần Quan Châu.

       Hiện có 8 nhà máy đang trong quá trình xây dựng cơ bản, dự kiến trong năm 2009 sẽ có thêm 6 nhà máy đi vào hoạt động: nhà máy kính nổi Chu Lai, nhà máy kính Phước Toàn, nhà máy thủ công mỹ nghệ Vinh Gia, nhà máy vật liệu xây dựng tỷ trọng nhẹ ADACONS, nhà máy sản phẩm sau kính, nhà máy cán kéo thép Lâm Sơn.

       Mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nhưng trong năm 2008, các doanh nghiệp trong KCN đã có nhiều cố gắng duy trì và phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống công nhân, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.