vienko

Font Size

SCREEN

Profile

Layout

Menu Style

Cpanel

Cần thống nhất quy định về đánh giá, xếp loại doanh nghiệp nhà nước và có cơ chế đặc thù về đánh giá, xếp loại doanh nghiệp nhà nước kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp

 Trong thời gian gần đây Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đã ban hành nhiều văn bản quy định và hướng dẫn khá chi tiết về giám sát, đánh giá xếp loại doanh nghiệp, viên chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước sỡ hữu trên 50% vốn điều lệ.

Quy định và hướng dẫn đã tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan Nhà nước tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý vốn của Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và viên chức quản lý,  đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, công khai và minh bạch hóa việc sử dụng, bảo tồn và phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn một số hướng dẫn của các Bộ chưa được thống nhất, không sát với thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

Trước 31/12/2012, việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ được thực hiện theo Quyết định số 224/2006/QĐ-TTgngày 06 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; Thông tư 115/2007/TT-BTC ngày 25/9/2007 Bộ Tài Chính Hướng dẫn một số nội dung về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; Việc quản lý tiền lương, tiền thưởng của viên chức quản lý được thực hiện theo Thông tư27/2010/BLĐTBXH ngày 14/9/2010 của Bộ Lao động TB&XH về hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Các chỉ tiêu đánh giá và phương pháp đánh giá về tài chính doanh nghiệp của các văn bản trên là thống nhất - các chỉ tiêu về tài chính như doanh thu và thu nhập khác; tỉ suất lợi nhuận trên vốn được so sánh vớikết quả của năm trước liền kề.

Ngày 25/6/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 61/2013/NĐ-CP về Ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước thay thế Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06  tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Về việc ban hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; Nghị định số 51/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;Theo đó Bộ Tài chính có Thông tư 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp do 

nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước; Bộ lao động TB&XH có Thông tư 19/2013/TT-BLĐTBXH ngày 09/9/2013 hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với thành viên HĐTV, hoặc chủ tịch Công ty, kiểm soát viên, Tổng Giám đốc, hoặc Giám đốc, phó Tổng Giám đốc

 hoặc phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu. Các tiêu chí đánh giá của các văn bản trên đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu, doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước là thống nhất, nhưng phương pháp đánh giá thì khác nhau.

Theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính thì phương pháp đánh giá xếp loại doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu, doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước và viên chức quản lý dựa vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ so với chỉ tiêu kế hoạch đánh giá do chủ sở hữu giao.

Về thời gian đánh giá xếp loại doanh nghiệp và Viên chức quản lý doanh nghiệp trước ngày 30/4 đến 01/5 năm sau (khoản 3, Điều 18, Thông tư 158/2013/TT-BTC ngày 13/11/2013 của Bộ Tài chính).

Trong khi đó, theo hướng dẫn của Bộ Lao động TB & XH tại Thông tư số 19/2013/TT-BLĐTBXH thì việc xác định mức lương kế hoạch và lương thực hiện của viên chức quản lý dựa vàocác tiêu chí:bảo toàn và phát triển vốn nhà nước; nộp ngân sách theo quy định; lợi nhuận thực hiện; năng suất lao động bình quân so với kết quả thực hiện năm trước liền kề. Thời gian xem xét phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao thực hiện, quỹ tiền thưởng năm trước đối với viên chức quản lý công ty chậm nhất vào ngày 31 tháng 01 hàng năm. Trường hợp công ty đề nghị điều chỉnh quỹ tiền lương, thù lao thực hiện, quỹ tiền thưởng quy định tại Khoản 3, Điều 13 Thông tư này thì chậm nhất vào ngày 15 tháng 03 hàng năm.

Như vậy, phương pháp đánh giá, xếp loại Viên chức quản lý các doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ chưa có sự thống nhất giữa Bộ Tài chính và Bộ Lao động TB&XH. Việc lấy lợi nhuận thực hiện năm sau cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề và năng suất lao động bình quân không giảm so với thực hiện của năm trước liền kềtheo hướng dẫn của Bộ Lao động TB&XH không phù hợp với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đặc thù.

Ví dụ: Công ty kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp vào cuối năm hoàn thành việc xây dựng và đưa nhà máy xử lý nước thải vào hoạt động, đồng thời được tỉnh giao làm chủ đầu tư một khu công nghiệp mới, cần phải tăng lao động với quy mô lớn, nhiệm vụ tăng, chi phí tăng, doanh thu mới chưa phát sinh, theo đó, lợi nhuận, năng suất lao động không thể tăng hơn năm trước. Do đặc thù của việc kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp là cần phải có thời gian cho công tác Bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cho cả hằng trăm ha đất, thời gian này nhanh nhất cũng phải mất ít nhất từ 2 đến 3 năm, theo đó thì doanh thu về tiền cho thuê lại đất, phí hạ tầng cũng chỉ phát sinh khi hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xong, do vậy nếu dựa vào nguyên tắc trên để đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện, năng suất lao động để xác định quỹ tiền lương thực hiện thì gần như nhiều năm liền viên chức quản lý Công ty kinh doanh kết cấu hạ tầng này sẽ bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ.

Để có cơ chế, đánh giá, xếp loại doanh nghiệp nhà nước vừa công khai, minh bạch, chặt chẽ, vừa sát với tình hình  sản xuất, kinh doanh của một số loại hình doanh nghiệp đặc thù, vừa góp phần giải quyết các khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh, bảo tồn và phát triển vốn nhà nước không chỉ cho từng năm mà cho cả kế hoạch 5 năm và dài hạn, xin kiến nghị các nội dung sau:

Thứ nhất về tiêu chí và phương pháp đánh giá xếp loại doanh nghiệp, viên chức quản lý doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc doanh nghiệp có vốn Nhà nước áp dụng theo đúng nội dung Nghị định 61/2013/NĐ-CPcủa Chính phủ và Thông tư sô 158/2013/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính. Quy phạm này cần được nhất thể hóa trong một văn bản của Chính phủ, hoặc trong một Thông tư liên tịch của 3 Bộ: Tài chính, Nội vụ, Lao động TB&XH.

Xin nói thêm là khi đánh giá xếp loại viên chức quản lý, ngoài các tiêu chí hướng dẫn của Bộ Tài chính còn phải thực hiện các tiêu chí đánh giá của Bộ nội vụ, nhưng đến nay Bộ Nội vụ chưa có hướng dẫn.

Thứ hai,theo hướng dẫn hiện nay, đối với các doanh nghiệp thuộc tỉnh  thì sở Lao động TB&XH thẩm tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức quản lý, tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt quỹ tiền lương thực hiện của viên chức quản lý; sở Tài chính thẩm tra và trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả đánh giá xếp loại doanh nghiệp, xếp loại viên chức quản lý. Nên chăng cần có sự phối hợp giữa 3 ngành Lao động TB&XH và Tài chính trong việc đánh giá, xác định quỹ lương thực hiện của viên chức quản lý doanh nghiệp nhà nước với đánh giá xếp loại doanh nghiệp, viên chức quản lý doanh nghiệp, để vừa giảm thiểu thủ tục hành chính, vừa tiết kiệm được thời gian cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

Thứ ba, Cần có cơ chế đánh giá đặc thù đối với Công ty có vốn nhà nước kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

Phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp  đều được xuất thân từ đơn vị sự nghiệp có thu và hình thành trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Mục tiêu hình thành của các doanh nghiệp này không phải vì chỉ  tiêu doanh thu, lợi nhuận mà nhiệm vụ chính trị là quản lý đầu tư hạ tầng và thu hút các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động, và tăng thu cho ngân sách cho địa phương. Đơn giá cho thuê lại đất, phí dịch vụ hạ tầng, phí xử lý nước thải do doanh nghiệp xác định nhưng phải được sự đồng thuận của UBND tỉnh hoặc Ban quản lý Khu kinh tế vì có liên quan đến môi trường đầu tư. Hiện tại thì loại hình doanh nghiệp này cũng chưa có tên trong danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước  theo Quyết định 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 của Thủ tướng chính phủ về ban hành tiêu chí, phân loại doanh nghiệp nhà nước. Do đó Nhà nước cần có cơ chế đánh giá, xếp loại đặc thù cho loại hình doanh nghiệp này.

                                                                                                                                                                      Như Quỳnh

Liên kết đối tác web :

…………………..

các loại tin bóng đá mới nhất hiện nay tin mới bóng đá cách chơi cá cược dự đoán bóng đá nhằm dự đoán các trận bóng đã kinh điển chơi đánh Xóc đĩa trên mạng tìm hiểu thêm về cách thức soi kèo nhà cái một cách chính xác nhất Soi kèo nhà cái chơi bài online cách dể chơi các trận bài online hay nhất mơ thấy là gì giải mã các giấc mơ của chính bản thân là gì con đề gì cac bạn sẽ lựa chọn cho mình một con số như thế nào bản cập nhật nhanh nhất kết quả xổ số trong ngày nhanh nhất kết quả xổ số đội bóng Euro 2020 hình csac người mẫu đẹp gái nóng bỏng bắn cá ăn tiền thật